Inox là gì? Phân loại, thành phần, cấu tạo, ứng dụng hiện nay

1. Inox là gì? Có thành phần như thế nào?

Inox hay thép không gỉ là một loại hợp kim của sắt được pha trộn với các kim loại khác như Niken, Crom, Đồng,…Sự kết hợp này tạo nên hợp kim với nhiều đặc tính ưu việt, đặc biệt là độ bền cao, khả năng chống ăn mòn và chống oxy hóa vượt trội.

Tìm hiểu thêm: Thép được phân loại như thế nào?

 

inox
Inox là hợp kim có độ bền và khả năng chống oxy hóa cao

 

Thành phần chủ yếu của inox bao gồm Sắt (Fe), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong hợp kim; Crom (Cr), chiếm ít nhất 10.5%, tạo ra lớp màng oxit bảo vệ trên bề mặt thép; Niken (Ni), Cacbon (C), tăng độ cứng và độ bền; Mangan (Mn), cải thiện độ bền và tính dẻo; Silic (Si), giúp tăng độ cứng và độ bền nhiệt; và Đồng (Cu), cải thiện khả năng chống ăn mòn trong một số môi trường đặc biệt.

Độ bền và các tính năng của hợp kim này phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ pha trộn các kim loại này. Ví dụ, inox sẽ có khả năng chống oxy hóa tốt hơn nếu chứa hàm lượng Crom cao.

2. Inox có đặc tính như thế nào?

Inox được chia làm bốn nhóm chính đó là Austenitic, Ferritic, Duplex, và Martensitic. Những nhóm này có đặc tính và thành phần hợp kim khác nhau. Trong đó

Inox Austenitic được chia thành hai nhóm là inox 200 series và 300 series. Trong đó, Inox 200 series là hợp kim của crom, mangan, và niken còn loại 300 series là hợp kim của crom và niken với Inox 201 và 304 là đại diện tiêu biểu.

Inox Ferritic (SUS 409, 410, 430) với cấu trúc tinh thể ferrit có tính chất vật lý giống thép mềm nhưng có khả năng chống ăn mòn cao hơn chứa từ 10,5% đến 27% crom và hầu như không có niken. Điểm đặc biệt của loại thép Ferritic này là khả năng từ tính.

 

inox-duoc-phan-chia-thanh-bon-loai-co-thanh-phan-va-dac-tinh-khac-nhau
Inox được phân chia thành bốn loại có thành phần và đặc tính khác nhau

 

Inox Duplex (LDX 201, SAF 253, 205, 204) được tạo ra từ sự kết hợp giữa Austenitic và Ferritic với tỷ lệ 50:50 hoặc 40:60. Loại này chứa ít Niken hơn Austenitic nên giá thành rẻ hơn.

Inox Martensitic là lớp inox chứa từ 11% đến 13% crom. Hợp kim này có từ tính và khả năng chống ăn mòn thấp hơn so với các loại thép austenitic và ferritic do hàm lượng crom ít hơn.

3. Những sản phẩm được sản xuất từ Inox

3.1 Ống gió Inox

Ống gió inox là một loại ống thông gió được sản xuất từ chất liệu inox, với tiết diện miệng ống hình vuông hoặc hình tròn với độ dày dao động từ 0.5mm đến 1.5mm. Với khả năng chống ăn mòn và độ bền cao, loại ống này không chỉ đảm bảo hiệu quả thông gió mà còn kéo dài tuổi thọ của hệ thống, giảm thiểu chi phí bảo trì và thay thế.

Sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống thông gió và hệ thống điều hòa không khí tại nhiều loại công trình khác nhau, bao gồm văn phòng, nhà ở, nhà bếp, tầng hầm, nhà xưởng, tòa nhà và nhà máy.

3.2 Đồ gia dụng

Inox còn được sử dụng để sản xuất nhiều đồ gia dụng nhờ vào đặc tính chống ăn mòn, dễ làm sạch và độ bền cao. Các sản phẩm gia dụng bằng inox thông dụng gồm nồi, chảo, dụng cụ nấu ăn, và các thiết bị nhà bếp khác. Hợp kim này giúp các sản phẩm này duy trì được vẻ ngoài sáng bóng và không bị biến dạng dưới tác động của nhiệt độ cao hoặc các chất tẩy rửa.

 

do-gia-dung-inox
Đồ gia dụng Inox được nhiều người sử dụng hiện nay

 

3.3 Thang máng cáp Inox 

Thang máng cáp inox là một sản phẩm quan trọng trong hệ thống quản lý cáp điện và dây dẫn. Sản phẩm còn có khả năng chống ăn mòn tốt, hoạt động ổn định ngay cả trong môi trường khắc nghiệt. Bên cạnh đó, chúng còn dễ dàng lắp đặt và bảo trì, giúp giảm thời gian và công sức cho người thi công.

3.4 Đồ nội thất

Trong lĩnh vực nội thất, inox được sử dụng để chế tạo nhiều loại sản phẩm như khung bàn ghế, tay vịn cầu thang, kệ tủ, và các phụ kiện trang trí. Inox có khả năng chống gỉ sét và ăn mòn bởi axit, dung môi,… Nhờ vậy, đồ nội thất inox có thể sử dụng lâu dài trong môi trường ẩm ướt, nhiều hóa chất như nhà bếp, nhà vệ sinh,… mà không bị biến dạng hay hư hỏng.

 

inox-duoc-ung-dung-nhieu-trong-qua-trinh-san-xuat-do-noi-that
Inox được ứng dụng nhiều trong quá trình sản xuất đồ nội thất

 

3.5 Một số vật dụng khác

Ngoài các sản phẩm trên, inox còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Trong ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo, hợp kim này được sử dụng để sản xuất các loại van công nghiệp như van bướm inox điều khiển khí nén, van bướm inox điều khiển điện,… phục vụ hiệu quả cho việc điều chỉnh và kiểm soát dòng chảy của các chất lỏng và khí.

Đối với lĩnh vực y tế, inox được dùng để chế tạo các dụng cụ và thiết bị như khay đựng thuốc và ống tiêm, nhờ vào khả năng chống nhiễm khuẩn và dễ dàng khử trùng.

4. Một số loại Inox phổ biến trong lĩnh vực sản xuất 

2.1 Inox 304

Inox 304, hay còn gọi là SUS 304, là một loại thép không gỉ rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. SUS 304 bao gồm hai biến thể chính là 304L và 304H.

 

inox-304
Inox 304 có nhiều đặc điểm nổi trội nhưng giá thành khá cao

 

Thành phần chính của Inox 304 bao gồm niken và mangan. Niken chiếm tỷ lệ hơn 8.1%, trong khi mangan chỉ chiếm khoảng 1%. So với các loại inox khác như inox 201, inox 304 có hàm lượng niken cao hơn nhưng ít mangan hơn. Nguyên tố niken làm tăng khả năng chống ăn mòn và bền cơ học của inox 304, nhưng cũng làm cho giá thành của sản phẩm cao hơn so với các loại khác.

2.2 Inox 430

Inox 430 là một loại thép không gỉ thuộc nhóm Ferritic, với thành phần chính bao gồm crom và sắt (Fe), cùng với hàm lượng carbon thấp và rất ít hoặc không có niken (chỉ từ 0-0.75%). Do đặc điểm thành phần hóa học này, inox 430 có những đặc tính cơ bản của thép không gỉ nhưng với hiệu suất thấp hơn so với các loại khác như 201, 304, hay 316.

Loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng không yêu cầu quá cao về độ bền và khả năng chống ăn mòn, như trong ngành gia dụng (muỗng, nĩa, và các dụng cụ nhà bếp), và một số ứng dụng công nghiệp nhẹ.

2.4 Inox 201

Thay vì sử dụng niken, inox 201 chủ yếu sử dụng nitơ và mangan để thay thế. Thành phần chính của loại này bao gồm 72% sắt, 18% crom, 6% mangan, 3% niken, và một số nguyên tố khác. Sự thay đổi trong thành phần này giúp giảm chi phí sản xuất và cải thiện khả năng chịu nhiệt và bền cơ học ở mức giá hợp lý.

 

inox-201
Inox 201 có giá thành tương đối mềm nên được sử dụng nhiều trong sản xuất

 

Tuy nhiên, do hàm lượng niken thấp hơn so với loại 304, inox 201 có độ cứng và khả năng chống ăn mòn kém hơn. Mặc dù inox 201 vẫn duy trì độ sáng bóng và khả năng chịu nhiệt tốt, nhưng nó có thể bị ăn mòn nhẹ bởi các hóa chất axit và muối, đặc biệt trong các điều kiện ẩm ướt.

2.3 Inox 410

Inox 410 có thành phần chính là 11.5% crom, giúp tăng cường khả năng chống ăn mòn và cải thiện độ cứng của vật liệu. Một điểm đặc trưng của inox 410 là khả năng nhiễm từ, tương tự như loại 430, điều này cho phép nó được sử dụng trong các ứng dụng cần đến tính từ tính.

Với trọng lượng nhẹ và sự tiện lợi trong sử dụng, inox 410 là lựa chọn phổ biến cho các sản phẩm gia dụng. Tuy nhiên, inox 410 có nhược điểm là sau một thời gian sử dụng có thể bị hoen ố hoặc mất đi độ sáng bóng, đặc biệt khi tiếp xúc với các tác nhân ăn mòn hoặc hóa chất.

2.5 Inox 301

Đây là một loại thép không gỉ cao cấp với thành phần chính gồm 17% crom và 7% niken. Loại inox này nổi bật với khả năng chống gỉ sét, chống ăn mòn hóa học và có tuổi thọ lên đến 40 năm, nhờ vào sự kết hợp của các nguyên tố hợp kim trong cấu trúc của nó. Chất liệu này thường được sử dụng để chế tạo các dụng cụ hàng hải, thiết bị y tế, linh kiện ô tô, và các sản phẩm yêu cầu tính bền bỉ và khả năng chống ăn mòn.

5. Các lưu ý khi lựa chọn và sử dụng Inox

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng inox:

Khả năng chống ăn mòn: Nếu bạn yêu cầu khả năng chống ăn mòn cao thì inox 316 là sự lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, thép không gỉ Ferritic và Martensitic, thường có ít niken và crôm hơn, có thể kém hơn trong việc chống ăn mòn.

Khả năng định hình: Inox 410, thường giòn và khó định hình, vì vậy nên tránh sử dụng trong các ứng dụng cần định hình tinh xảo. Thay vào đó, inox 304 hoặc 430 sẽ là sự lựa chọn tốt hơn nhờ tính dẻo và dễ định hình.

Độ bền cường lực: Nếu dự án của bạn yêu cầu vật liệu có độ bền cao có thể sử dụng inox 440C và các loại inox khác như 17-4 PH và 15-5 PH.

 

tuy-thuoc-vao-muc-dich-su-dung-ma-lua-chon-loai-inox-phu-hop
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà lựa chọn loại Inox phù hợp

 

Khả năng hàn: Inox 304L và inox 347 là những lựa chọn tốt vì 304L có hàm lượng carbon thấp hơn và 347 có thêm Niobi giúp ngăn chặn sự ăn mòn giữa các hạt. Inox Ferritic như inox 430 và inox 439 cũng được đánh giá dễ hàn.

Khả năng gia công: Gia công inox có thể khó khăn vì thép không gỉ dễ bị cứng khi gia công. Loại inox 303 và inox 416 có thêm lưu huỳnh, giúp dễ gia công hơn.

Khả năng xử lý nhiệt: Nhiều loại inox không cứng khi xử lý nhiệt, như inox Austenitic và Ferritic. Tuy nhiên, inox 440C và inox 17-4 PH, có thể được xử lý nhiệt để cải thiện đặc tính cơ học. Khi chọn inox cho ứng dụng yêu cầu xử lý nhiệt, hãy đảm bảo rằng loại inox bạn chọn có khả năng chịu được quá trình này mà không làm mất các đặc tính mong muốn.

Với những ưu điểm nổi bật và ứng dụng đa dạng, inox trở thành vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm inox phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.